Menu Đóng

Những điều cần biết về Nhựa dẻo Mica

Nhựa dẻo Mica là một loại vật liệu ứng dụng cao, được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong sản xuất. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại vật liệu này từ nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm tính chất  của loại vật liệu này.

Khái niệm nhựa dẻo mica trong suốt

Nhựa mica dẻo trong suốt hay còn có những tên gọi khác như nhựa mê ca, nhựa mika dẻo… Vật liệu này có nhiều ưu điểm vượt trội, nên loại nhựa này trở thành vật liệu có tính ứng dụng hàng đầu hiện nay.

Nhựa mica dẻo trong suốt là loại nhựa mềm, dẻo, có đa dạng về chủng loại và màu sắc. Ngày nay, nhựa mica dẻo trong suốt còn được dùng phổ biến nhằm thay thế thủy tinh, kính cường lực hay một số vật liệu có công dụng tương tự trong lĩnh vực làm vách ngăn, tấm lợp lấy ánh sáng, bảng nhựa mica, hộp đèn trang trí…

 

Ngày nay những tấm kính thông dụng đang dần bị thay thế bởi những tấm mica trong suốt bởi xem xét về tính xuyên ánh sáng và trong suốt thì mica dành lợi thế hơn hẳn. Chúng dẻo nên khó vỡ, khối lượng nhẹ hơn thủy tinh hay kính rất nhiều không những vậy tuổi thọ cao, giá thành hợp lý, thích hợp với nhiều đối tượng người dùng.

Bên cạnh đó, những tấm nhựa mica trong suốt với độ dày vừa phải sẽ tạo nên độ dẻo dai cần thiết. Do đó, thuận lợi trong quá trình tạo kiểu, mang lại nhiều mẫu mã có tính thẩm mỹ cao hơn.

Xuất xứ của nhựa mica dẻo trong suốt

Nhựa mica dẻo được hình thành từ PMMA – một hợp chất nhựa có tên gọi đầy đủ là Poly Methyl Methacrylate. Hay còn gọi là Acrylic – nhựa thủy tinh. Loại nhựa này có đặc tính có màu hoặc trong suốt, độ dẻo cao.

Nhựa thủy tinh Acrylic có tên khoa học là PMMA, được hình thành từ tinh chế dầu mỏ. Chúng có thể trong suốt như thủy tinh hoặc có rất nhiều màu sắc nên có tính ứng dụng khá cao. Các tấm kính nhựa thủy tinh được sản xuất bởi chất liệu thuộc nhóm silicat. Đó là những vật liệu có liên kết mạnh mẽ với nhau.

Cấu tạo hóa học của Nhựa Mica

Toàn bộ đều có kết cấu ở dạng tinh thể, thuộc hệ một phương và có thể ở dạng tinh thể giả thuộc hệ sáu phương với thành phần hóa học gần giống với dạng tinh thể. Chúng có tính cát khá cao, đây cũng là đặc tính tiêu biểu của nhựa mica.

Tấm mica dẻo có tỷ trọng chỉ bằng một nửa so với thủy tinh. Bên cạnh đó, mức độ xuyên ánh sáng của chúng lên đến 98%. Tấm mica có thể bị đốt cháy ở nhiệt độ 460 độ C.

Đặc tính tiêu biểu của nhựa mica

Mica được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực bởi chúng sở hữu nhiều đặc tính được cho là điểm mạnh. Một số đặc tính tiêu biểu phải kể đến ngay sau đây:

  • Màu sắc đa dạng: Nhựa dẻo mica trong suốt có đến 1000 màu sắc. Bao gồm 22 màu trong mờ, 24 màu trong suốt, 6 màu PLEXIGLAS® XT đục (trong đó có 15 màu trong mờ, 13 màu trong suốt, 2 màu đục).
  • Độ dày: Nhựa mica có độ dày da dạng với khoảng 01mm – 25mm (đối với nhựa PLEXIGLAS® GS), từ 0.3mm – 25mm (đối với nhựa PLEXIGLAS® XT).
  • Kích thước: Kích thước nhựa mica phổ biến nhất là 1.220mm x 2.440mm; 3.050mm x 2.030mm.
  • Không bị tác động nhiều bởi điều kiện khí hậu và thời tiết.
  • Bền màu, tối đa 30 năm mới ngả vàng.
  • Tồn tại bởi nhiều dạng như mặt mờ, mặt nhám, mặt nhẵn…
  • Trơ môi trường chứa kiềm như xà bông, muối…
  • Hạn chế tác động của các hóa chất, đặc biệt là xăng dầu.
  • Dễ cắt, thuận tiện trong quá trình tạo kiểu.
  • Có thể chịu nhiệt lên đến 80 độ. Chỉ xảy ra hiện tượng bốc cháy và tan chảy ở nhiệt độ khoảng ~ 430 – 460 độ C.
Nhựa Mica đa dạng về màu sắc