Menu Đóng

Cách phân biệt đồ nhựa tốt và xấu

Không thể phủ nhận sự ra đời của Nhựa đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều, nhiều ngành công nghiệp cũng được nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm được làm từ Nhựa ngày càng đa dạng về mẫu mã chủng loại và đang được sử dụng rộng rãi. Nhựa thì được phân nhóm thành các loại khác nhau, mỗi loại lại có những đặc tính tính chất riêng nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sản phẩm được làm từ Nhựa, chúng ta hay là nhà tiêu dùng thông thái để lựa chọn cho mình những sản phẩm được làm từ Nhựa an toàn.

Các sản phẩm được làm từ các loại Nhựa khác nhau, các loại nhựa được phân loại và đánh số từ 1-7 như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7”.

Thông thường các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Các loại nhựa có thể chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe ở các mức độ khác nhau, theo Natural News.

Bisphenol A (BPA) là hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, thường có trong nhựa, đặc biệt ở nhiệt độ cao, sẽ tan vào thức ăn. Có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm như ung thư, suy chức năng tuyến giáp, tác hại lên hệ thần kinh, viêm phế quản, hen suyễn…Mọi người nên tìm hiểu xem loại nhựa nào có thể dùng để đựng thực phẩm hoặc cho vào lò vi sóng mà không gây độc hại, loại nhựa nào tuyệt đối không nên tái sử dụng để đựng thức ăn.

1. Nhựa PETE – ký hiệu số 1

Hãy nói “không” với nhựa PETE.

Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài, theo Natural News.

Lưu ý là không nên tái sử dụng loại nhựa này.

2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.

Về mặt hóa học thì loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Loại nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Về mặt thị giác thì có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 – hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.

3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3

Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe mà chúng ta cần bỏ ngay kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình mình.

Và đặc biệt là không nên tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng, theo Natural News.

4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

5. Nhựa PP – ký hiệu số 5

Nhựa PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, có thể dùng để chứa đựng đồ ăn, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 – 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng, theo Natural News.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 – 3 phút, không nên để quá lâu.

Về màu sắc thì Nhựa PP thường hơi trong suốt và có thể tái sử dụng nhiều lần. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại. Hãy chọn số 5.

6. Nhựa PS: Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài và đặc biệt không nên đựng thức ăn khi còn nóng.

7. Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm, theo Natural News.

Chúng ta nên tìm hiểu thông tin để sử dụng sản phẩm nhựa một các hiệu quả và an toàn nhất, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.