Menu Đóng

Cách các nhà khoa học biến rác thành xăng, dầu

Thống kê của các nhà khoa học, mỗi năm, thế giới thải ra đại dương nửa triệu tấn rác nhựa. Việt Nam được xếp vào tốp đầu những nước thải nhiều rác nhựa ra biển ở châu Á, xếp thứ tư sau Trung Quốc, Thái Lan và Philipin. Trên đất liền rác nhựa cũng chiếm một phần không nhỏ trong rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy, rác nhựa tồn tại trong tự nhiên phải 400 năm mới tự phân hủy. Với lượng rác thải nhựa ngày càng tăng thì việc tái chế rác thải nhựa là việc làm cấp thiết.

Với tình hình đó các nhà khoa học thuộc miền trung nước Nga đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ tái chế nhựa cho phép biến rác nhựa thành nguyên liệu đầu vào để thu hồi xăng, dầu và than bán cốc.

Nhựa phế thải được đốt nóng đến độ đủ để phân rã kết cấu nhựa chuyển thành dạng khí và ngưng tụ thành chất lỏng, thu được xăng dầu.

Giải pháp cốt lõi của phương pháp này là công nghệ nhiệt phân trong môi trường yếm khí. Khi đó rác nhựa được đốt nóng lên đến nhiệt độ cao nhất định, các kết cấu nhựa bị phân rã chuyển thành dạng khí. Khí này được làm lạnh ngưng tụ thành chất lỏng dầu, sau đó thu được xăng dầu theo yêu cầu. Các thành phần chất rắn được kết tinh lại trong quá trình nhiệt phân là than chất lượng cao gọi là than bán cốc.

Trong quá trình ngưng tụ, khí không xử lý hết được dẫn ra ngoài và quay vòng trở lại để làm nhiên liệu đốt vận hành hệ thống xử lý rác mà không phải dùng điện hay các nguồn năng lượng khác.

Một ưu việt nữa của công nghệ này là tổ hợp lò nhiệt phân không thải ra môi trường bất kỳ chất độc hại nào, nên được gọi là công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

Hệ thống xử lý rác thải nhựa để thu hồi xăng dầu của các nhà khoa học Nga. Ảnh: Đình Khang.

Những nhà nghiên cứu này đã nung chảy nhựa không thể tái chế với 1 loại chất tản nhiệt tuần hoàn để ngăn nhựa không bị đốt cháy khi nó tiếp xúc với lò phản ứng vốn là vấn đề thường xuyên xảy ra trong quá trình xử lý nhựa
Mọi người đều biết rằng Polyemethylenne (PE) bị phá vỡ thành những chuỗi ngắn hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đây ko phải là điều gì mới mẻ. cái khó là làm sao để nung nóng nhựa, PE…mà ko làm nó bị cháy trong lò phản ứng (Adam handerek (nhà phát minh)).
Kết quả của quá trình này là một loại hỗn hợn gồm các đoạn hydrocacbon đứt gãy và một sản phẩm chưng cất tương tự như dầu diesel hay xăng.
Loại nhiên liệu này đạt chuẩn chất lượng 4A theo tiêu chuẩn nguyên liệu quốc tế nghĩa là đứng ở bậc thứ 2 trong thang xếp hạng chất lượng.
Quá trình đốt cháy của bất kỳ loại nguyên liệu hóa thạch nào như xăng dầu, diezel đều phải thải ra khí nhà kính có liên quan tới hiện tượng nóng lên toàn cầu nhưng trong lúc chúng ta vẫn rất phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thì việc cắt giảm lượng rác thải nhựa là hướng đi chính cho tương lai.