Nhựa PET là một trong những chất liệu xuất hiện khá phổ biến trong thành phần của các vật dụng hằng ngày như chai lọ, khay, hộp đựng thực phẩm và đồ uống. Thế nhưng loại nhựa này có thực sự an toàn cho sức khỏe con người hay không? Và cách sử dụng loại nhựa này sao cho thật an toàn, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Nhựa PET là gì?
PET (hay còn ký hiệu khác là PETE, PETP hoặc PET-P) là tên viết tắt của Polyetylen Terephtalat (hay còn có thể viết là Poly-etylen terephtalat).
Polyetylen Terephtalat là nhựa polyme nhiệt nhôm phổ biến nhất của polyeste, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống như làm sợi phục vụ ngành may mặc, làm khuôn đúc nhựa hoặc kết hợp với sợi thủy tinh để sản xuất nhựa kỹ thuật. Nhựa PET được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các mono etylen terephtalat với công thức (C10H8O4).
Hiểu một cách đơn giản thì PET là một trong những loại nhựa có ứng dụng phổ biến nhất được điều chế từ các mono etylen terephtalat. Như vậy, PET thuộc họ polyme và là nhựa nhiệt dẻo. Ta có thể dễ dàng nhận ra nhựa PET trong những chai nhựa hoặc cốc nhựa dùng một lần.
PET lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1941 bởi một công ty dệt may của Anh có tên là Calico Printer’s Association. Tuy nhiên, PET lần đầu tiên được sản xuất dưới dạng chai để đựng thuốc bởi Nathaniel Wyeth, một kỹ sư – nhà phát minh cơ khí người Mỹ.
Đặc tính của Nhựa PET
Nhựa PET sở hữu rất nhiều đặc tính ưu việt hơn so với các loại nhựa khác nên tính đến thời điểm hiện tại, đây là một trong những dòng nhựa được ứng dụng khá phổ biến và được nhiều người tin dùng. Vậy, những đặc tính ưu việt đó là gì?
- Nhựa PET có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao. Cấu trúc hóa học của PET gần như không thay đổi ngay cả khi gia nhiệt ở 200oC hay làm lạnh ở -90oC.
- Ở nhiệt độ khoảng từ 100oC trở xuống, nhựa PETE có khả năng chống thấm khí (O2 và CO2) tốt hơn nhiều dòng nhựa khác.
- Độ bền cơ học của nhựa PET cao hơn so với các dòng nhựa khác: chịu va đập, mài mòn và cọ sát tốt nhưng lại khá nhẹ nên vận chuyển rất thuận tiện.
- Trong suốt, bề mặt khá bóng và nhẵn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nhựa PET rất khó làm sạch do bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng. Mức độ tái chế của nhựa PETE chỉ khoảng 20%, khá thấp so với các loại nhựa khác.
Những loại vật dụng nào thành phần chứa Nhựa PET
Bạn có thể dễ dàng xác định một vật dụng nhựa bất kỳ có phải làm từ PET hay không bằng cách quan sát đáy hoặc bên cạnh bao bì. Nếu trên bao bì của sản phẩm có biểu tượng “mũi tên” hình tam giác và có số 1 bên trong, điều đó có nghĩa là sản phẩm đó được sản xuất từ nhựa PET.
Nhựa PET được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống nên ta có thể dễ dàng nhìn thấy ký hiệu số 1 trên bao bì của những vật dụng, nhu yếu phẩm hằng ngày như:
- Các loại chai, lọ, bình đựng nước: chai, lọ hoặc bình làm từ nhựa PET có độ trong suốt và ít bị ố vàng hoặc bám bẩn sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh việc sử dụng để đựng nước, chai, lọ làm từ nhựa PET còn được dùng để đựng thuốc vì khả năng chống thấm khí rất tốt.
- Các loại hộp, khay đựng thực phẩm: nhựa PETE được PDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), Bộ y tế Canada và các cơ quan y tế khác chứng nhận là an toàn đối với đồ uống và thực phẩm. Những khay, hộp nhựa làm từ PET có thể bảo quản trong ngăn đông vì chúng có khả năng chịu được nhiệt độ thấp.
- Sản xuất sợi thủ công trong may mặc: PET có thể được chế biến thành dạng sợi để phục vụ ngành may dệt hoặc không dệt. Các sản phẩm dạng sợi của PET có thể dùng để may quần áo, túi xách thời trang hoặc làm đồ nội thất, đồ chơi,
- Ống hút nước ngọt, cafe, trà sữa dùng một lần: nhựa PET có thể dùng làm ống hút với nhiều loại mềm hoặc cứng khác nhau, có túi hoặc không có túi,…
Nhựa PET có tái chế được không?
Polyethylene Terephthalate hoặc các sản phẩm PET có thể tái chế 100% và là loại nhựa được tái chế nhiều nhất trên toàn thế giới. PET có thể dễ dàng được xác định bằng mã tái chế #1 của nó. Hệ số khuếch tán thấp làm cho PET phù hợp hơn nhiều so với các vật liệu nhựa khác để sử dụng làm vật liệu thu hồi, tái chế.
Chai PET sau khi tiêu dùng được thu gom và xử lý thông qua một loạt các quy trình rửa đặc biệt hoặc bằng cách xử lý hóa học để phân hủy PET thành nguyên liệu thô hoặc sản phẩm trung gian được sử dụng để sản xuất mảnh PET tái chế (rPET).
Nhựa PET có an toàn không?
Đa số các nhu yếu phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày được đựng trong chai, lọ, khay, hộp hoặc bao bì được làm từ nhựa PET. Câu hỏi đặt ra là liệu nhựa PETE có an toàn không? Hoặc nhựa PET có độc không?
- Theo nghiên cứu của ILIS, bản thân PET trơ về mặt sinh học nếu ăn phải, an toàn cho da trong quá trình xử lý và không gây nguy hiểm nếu hít phải.
- Không có bằng chứng về độc tính đã được phát hiện trong các nghiên cứu cho ăn bằng động vật.
- Kết quả âm tính từ các xét nghiệm Ames và các nghiên cứu tổng hợp DNA đột xuất cho thấy PET không gây độc gen.
- Các nghiên cứu tương tự được thực hiện với monome và chất trung gian PET điển hình cũng chỉ ra rằng những vật liệu này về cơ bản không độc hại và không gây ra mối đe dọa nào đối với sức khỏe con người.
PET là loại nhựa thứ hai, sau PP, được các chuyên gia khuyên dùng dùng để đựng thực phẩm hoặc nước uống. Nhựa PET được PDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ), Bộ y tế Canada và các cơ quan y tế khác chứng nhận là an toàn đối với đồ uống và thực phẩm.
Tuy nhiên, ta cần phải hiểu về đặc điểm của loại nhựa này để biết cách sử dụng chúng một cách an toàn bởi đa số các vật dụng nhựa được làm từ PET. Do đó, các vật dụng được làm từ nhựa PET tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thực phẩm mà chúng ta thu nạp trực tiếp vào cơ thể. Vậy, sử dụng các sản phẩm từ PET như thế nào là an toàn?
Khi sử dụng các sản phẩm từ nhựa PET cần lưu ý những điều gì?
- Không nên tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa PET để đựng thực phẩm hoặc đồ uống bởi bề mặt của chúng có khá nhiều lỗ rỗng, dễ tích tụ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, khó vệ sinh.
- Không nên sử dụng nhựa PET ở nhiệt độ quá nóng. Mặc dù cấu trúc hóa học của PET ít bị ảnh hưởng trong quãng nhiệt từ -90 độ C đến 200 độ C, các vật dụng làm từ chất liệu này có thể bị chảy nóng ở nhiệt độ 80 độ C và tạo thành những chất có hại cho sức khỏe.
Vì vậy, nếu không phải là sản phẩm chuyên dụng, bạn không nên sử dụng các phẩm phẩm từ nhựa PETE một cách tùy ý để hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng.