Nhựa PP (Polyethylene) và Nhựa PE (Polypropylene) là hai loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong ngành đóng gói sản phẩm. Nếu chỉ nhìn hình dạng bên ngoài thì chúng ta rất khó phân biệt vì chúng nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên về đặc điểm và tính chất thì chúng cũng khác nhau nhất định.
Giới thiệu về nhựa PP và nhựa PE
Nhựa PE hay còn được biết với tên Polyethylene. Là hợp chất hữu cơ gồm các nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng liên kết hydro no. Được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4). Nhựa PE được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó có 2 loại được dùng phổ biến nhất là Polyethylene mật độ cao (HDPE) với kí hiệu số 2. Và Polyethylene mật độ thấp (LDPE) với kí hiệu số 4.
Nhựa PP (Polypropylene) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp các monome propylene (C3H6). Nó được đặc trưng bởi độ trong suốt, thường sản xuất dưới dạng sợi, nhựa. Và nằm trong nhóm những chất dẻo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Về kí hiệu, nó được đánh dấu bằng 1 kí hiệu hình tam giác có số 5 bên trong. Cùng tên viết tắt PP ở dưới.
5 Khác biệt chính của Nhựa PP và Nhựa PE
Nhựa PP và nhựa PE đều là những hạt nhựa nguyên sinh và có độ tinh khiết cao nên sẽ có chung một vài điểm nhất định. Về đặc điểm bên ngoài thì chúng đều có kết cấu trong suốt, không màu, không mùi, không vị, bề mặt có độ bóng và không chứa các hợp chất gây hại sức khỏe. Khi ở nhiệt độ thường, chúng không bị tác động bởi các chất khí, axit nhẹ, bazo … Và đặc biệt là chúng chống được mối mọi, thối rữa, chống chịu tốt trước những ảnh hưởng của môi trường xung quanh như không bị ăn mòn, ẩm mốc và không thấm dầu mỡ, khí oxy.
Nhờ có những đặc tính nổi bật trên, Nhựa PP và Nhựa PE được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là ngành đóng gói và sản xuất túi nhựa. Sau đây là 5 điểm khác biệt chính để bạn phân biệt được 2 loại nhựa này.
1. Khả năng kháng hóa chất và ngưỡng chịu nhiệt
Nhựa PP chịu được nhiệt độ cao hơn (lên tới 170°C) còn nhựa PE chỉ chịu được tới 115°C. Tuy nhiên nhựa PP lại không bền ở nhiệt độ thấp (bị biến dạng trong điều kiện dưới 0°C) ngược lại Nhựa PE vẫn bảo toàn được các đặc tính của mình (-80°C). Về khả năng kháng hóa chất, Nhựa PE ít bị mài mòn hơn. Trong khi Nhựa PP lại nổi bật với tính kháng các loại axit mạnh.
2. Độ linh hoạt
Nhựa PE là loại vật liệu rất đàn hồi và có khả năng co giãn dễ dàng nên thường được dùng để sản xuất các loại màng bọc, quấn sản phẩm. Còn đối với Nhựa PP thì kém linh hoạt hơn nhiều. Nó thiên về tính cứng cáp, bền cơ học như bền xé, bền kéo vững hơn là dẻo dai. Do đó, túi đựng làm từ loại nhựa này rất dễ bị xé rách khi xuất hiện một vết thủng nhỏ hay một vết cắt trên bề mặt.
3. Màu sắc và khối lượng
Về khối lượng, Nhựa PP mỏng nhẹ hơn so với Nhựa PE. Ở trạng thái tự nhiên, Nhựa PP có màu trắng mờ, có độ bóng bề mặt cao mang lại khả năng in ấn với đường nét rõ ràng trên thành phẩm. Còn Nhựa PE thì trong suốt, hơi có ánh mờ và có kết cấu mềm dẻo đặc trưng. Trong sản xuất, tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ ứng dụng các kĩ thuật đùn thổi các nhau để cải thiện các đặc tính của mỗi loại nhựa. Như làm cho chúng trong hơn, khả năng chịu lực tốt hơn, khó bị đứt rách hơn …
4. Khả năng tái chế
Bao bì thực phẩm làm từ Nhựa PP và Nhựa PE đều rất dễ tái chế, vì cả hai đều thuộc nhóm nhựa nhiệt dẻo. Tức là chúng đều tái sử dụng được bằng cách đun chảy dưới tác động nhiệt cao và đúc khuôn để tạo ra vật dụng mới. Tuy vậy, người ta thường tái chế vật dụng làm từ Nhựa PE hơn.
5. Thuộc tính của thành phẩm
Cùng sản xuất ra các túi đựng, bao bì. Song mỗi loại nhựa sẽ đem lại các đặc tính khác nhau cho sản phẩm. Nhờ khả năng chịu được nhiệt độ cao, Polyethylene là nguyên liệu hoàn hảo để làm ra các loại màng, túi bọc thực phẩm sử dụng được trong lò vi sóng. Nó cũng được dùng để làm lớp vỏ chống nhiệt. Giúp bảo quản các món ăn cần giữ nóng khỏi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, đồ dùng làm từ vật liệu này có thể được vệ sinh bằng cách tiệt trùng dưới nhiệt độ cao. Còn Nhựa PE thì chỉ sử dụng được phương pháp thanh trùng – dùng hóa chất tẩy rửa để loại bỏ vi khuẩn.